Tín ngưỡng, tôn giáo trong hôn nhân

Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: 

“Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.”

different religions | Around the world in 104 days

Như vậy, tôn giáo có thể được hiểu là một hệ thống các văn hóa, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện có thể thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm tôn giáo, lời nói, quan niệm đạo đức hoặc tổ chức liên quan với các yếu tố siêu nhiên, tâm linh. Tôn giáo hiểu một cách đơn giản là niềm tin của con người với một hệ thống quan niệm và hoạt động nào đó. Hoạt động tôn giáo tại nước ta rất đa dạng và phong phú, có thể kể tên một số tôn giáo lớn tại Việt Nam như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Nho giáo, Hồi giáo, … Tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào cũng là quyền của mọi người được ghi nhận trong Hiến pháp. 

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Theo Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:

– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

– Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

  1. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  2. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  3. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
  5. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.”

Như vậy, mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không được ép buộc người khác theo/không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Việc mọi người theo tôn giáo hay không không mất đi các quyền hay nghĩa vụ của họ và nhà nước thừa nhận, ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 

Việc kết hôn khi nam nữ khác tôn giáo?

Khoản 2 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia định 2014 quy định: “Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Theo đó, việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng quy định tại Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau.”

107,600+ Different Religion Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images -  iStock | Freedom of religion, Diversity, Tolerance

Có thể khẳng định hiện nay pháp luật Việt Nam không có bất cứ nào quy định về việc hạn chế hay giới hạn về việc kết hôn giữa hai người nam và nữ khác tôn giáo. Do vậy, hiện nay về việc kết hôn giữa nam và nữ khác tôn giáo pháp luật cũng không có quy định riêng mà chỉ có quy định các điều kiện chung duy nhất áp dụng thống nhất là phải nam nữ muốn kết hôn phải đáp ứng điều kiện và đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.

Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của một bên không?

Các hành vi bị nghiêm cấm căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
  4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
  5. a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
  6. b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
  7. c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
  8. d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
  9. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”

Do vậy, sau khi kết hôn, một bên không thể bắt buộc bên kia theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp việc kết hôn khác tôn giáo, tín ngưỡng bị phản đối và ép buộc theo/không theo tôn giáo, tín ngưỡng của một bên. Ví dụ điển hình như: 

– Chị A cho biết: “Gia đình nhà chồng tôi theo đạo tin lành. Sau khi kết hôn chồng và gia đình ép tôi phải theo đạo tin lành với lý do là đã về nhà chồng thì phải theo nhà chồng.” 

– Chị B cho biết: “Tôi 25 tuổi theo đạo Thiên chúa giáo, người yêu tôi 27 tuổi không theo tôn giáo nào. Khi chuẩn bị kết hôn, về xin phép gia đình, bố mẹ anh đề nghị sau khi kết hôn tôi phải bỏ đạo vì anh là con trai trưởng trong dòng họ, phải thờ cúng tổ tiên.”

Có thể thấy, những trường hợp buộc phải theo tôn giáo, tín ngưỡng của một bên xảy ra rất nhiều. Nhiều trường hợp, để có thể kết hôn và không có sự hiểu biết nhất định về pháp luật, nhiều người đã quyết định bỏ tín ngưỡng, tôn giáo của mình. 

Khi gặp những trường hợp như trên, mọi người cần có cách giải quyết phù hợp, tôn trọng lẫn nhau. Việc giải thích và chia sẻ, trò chuyện là điều cần thiết cho một cuộc hôn nhân khác tôn giáo. Khi cuộc hôn nhân đứng theo pháp luật thì gia đình không có quyền cấm việc kết hôn vì việc kết hôn phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện của hai bên nam và nữ và không ai có quyền ép, cưỡng ép việc kết hôn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên tìm hiểu trước về tôn giáo của người bạn đời của mình cũng như hiểu rõ các quy định của tôn giáo mà mình theo để tránh những nguy cơ xảy ra xung đột, tranh cãi nếu như sau này về chung một nhà. Và điều đặc biệt là tôn giáo nào cũng muốn người theo tôn giáo đó được sống bình an, vui vẻ, hạnh phúc nên sẽ không có việc cấm cản sự kết hôn giữa những người khác tôn giáo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tài sản vợ chồng sau khi ly hôn

Hôn nhân là kết quả của quá trình yêu thương giữa hai con người nhưng không ai đảm bảo rằng cuộc hôn nhân đó có thể duy trì mãi mãi. Khi mục đích hôn nhân không còn đạt được thì

Tìm kiếm

Cuộn lên trên cùng