Ép kết hôn trái ý muốn có vi phạm pháp luật không?

Để xác định hành vi ép kết hôn trái ý muốn có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không, Vietpex xin mời các bạn đọc tới một tình huống như sau:

Qua giới thiệu, bố chị A được biết gia đình anh b rất giàu có, anh B lại có cảm tình với con gái ông nên sau vài lần anh B sang nhà chị C chơi và trình bày ý định muốn kết hôn với chị, bố chị A yêu cầu chị phải lấy anh B mặc dù chị không đồng ý. Sau đó, dưới những áp lực về tinh thần, chị A đã đồng ý lấy anh B. Vậy trong tình huống này, hành vi của bố chị A có phải hành vi cưỡng ép kết hôn hay không?. Và nếu có, hành vi trên có vi phạm pháp luật hay không?

Cha mẹ có quyền ép buộc con cái kết hôn theo ý mình không ? Luật 24h

  • Khái niệm cưỡng ép kết hôn

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.

⇒Như vậy, hành vi của bố chị A được coi là hành vi cưỡng ép kết hôn trái ý muốn.

  • Hành vi trên có vi phạm pháp luật hay không

Căn cứ theo điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. 

Trong các điều kiện kết hôn, tại điểm b, khoản 1, điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”, do đó, trong trường hợp nam, nữ bị ép kết hôn trái với ý muốn của họ sẽ được coi là không đáp ứng đủ điều kiện kết hôn.

  • Xử phạt đối với hành vi cưỡng ép kết hôn

Theo điểm c khoản 2 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

 

“ 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;”

Do đó, hành vi của bố chị A có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng các thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Như vậy, nếu hành vi của bố chị A rơi vào trường hợp này thì còn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tài sản vợ chồng sau khi ly hôn

Hôn nhân là kết quả của quá trình yêu thương giữa hai con người nhưng không ai đảm bảo rằng cuộc hôn nhân đó có thể duy trì mãi mãi. Khi mục đích hôn nhân không còn đạt được thì

Tín ngưỡng, tôn giáo trong hôn nhân

Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:  “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán

Tìm kiếm

Cuộn lên trên cùng